1. Bé thấp còi là gì?
Tình trạng thấp còi xảy ra khi chiều cao, cân nặng của trẻ thấp hơn so với chuẩn trung bình của WHO đệ ra theo từng độ tuổi. Bé thấp còi có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó dinh dưỡng, yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng.
Theo tổ chức WHO, bé được xem là thấp còi khi chiều cao theo tuổi (HAZ - Height-for-Age Z-score) thấp hơn -2SD (Standard Deviation) so với chuẩn.
Tình trạng thấp còi xảy ra khi chiều cao, cân nặng của trẻ thấp hơn so với chuẩn trung bình
2. Nguyên nhân khiến bé bị thấp còi
Bé thấp còi có thể là nguyên nhân gây chậm phát triển ở trẻ em, thấp còi không chỉ do di truyền mà còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, sức khỏe và thói quen sinh hoạt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
-
Dinh dưỡng kém: Thiếu vi chất quan trọng như canxi, vitamin D, kẽm, protein cùng với chế độ ăn nghèo nàn, không cân đối có thể làm chậm quá trình phát triển xương và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng thể chất của bé.
-
Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa kém làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, khiến trẻ dù ăn đủ vẫn chậm lớn, đồng thời dễ gặp tình trạng biếng ăn kéo dài, táo bón, tiêu chảy hoặc đi ngoài phân sống.
-
Yếu tố di truyền: Chiều cao của bố mẹ có ảnh hưởng đến con, nhưng di truyền chỉ chiếm khoảng 20-30%, phần lớn vẫn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ.
-
Bệnh lý mạn tính:Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng tái phát, suy dinh dưỡng bào thai hoặc rối loạn chuyển hóa dễ bị chậm phát triển, do cơ thể phải tập trung chống chọi với bệnh tật, khiến nguồn dinh dưỡng bị ảnh hưởng và làm giảm tốc độ tăng trưởng.
-
Thiếu ngủ, ít vận động: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng khi hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nhất lúc bé ngủ sâu, vì vậy, trẻ ngủ muộn hoặc thiếu ngủ có thể bị hạn chế phát triển chiều cao. Bên cạnh đó, ít vận động, không tham gia các hoạt động thể chất như chạy nhảy, bơi lội cũng làm hệ xương kém phát triển.
3. Dấu hiệu nhận biết bé thấp còi
Ba mẹ có thể nhận biết tình trạng thấp còi của bé thông qua một số dấu hiệu sau:
-
Chậm tăng chiều cao so với trẻ cùng lứa tuổi: Bé có chiều cao thấp hơn so với mức trung bình của trẻ cùng lứa tuổi, biểu đồ tăng trưởng không đạt chuẩn và tốc độ phát triển chậm.
-
Cân nặng thấp hơn mức trung bình: Trẻ có cân nặng thấp hơn so với tiêu chuẩn độ tuổi, dù ăn đủ nhưng vẫn không tăng cân hoặc tăng rất ít.
-
Răng mọc chậm, tóc thưa, hay ốm vặt: Bé mọc răng muộn hơn so với các bạn cùng tuổi, tóc thưa, mọc chậm, dễ rụng và có thể bị đổ mồ hôi trộm. Trẻ thường xuyên mắc bệnh như viêm đường hô hấp, tiêu chảy và hồi phục chậm sau mỗi lần ốm, khiến thể trạng yếu.
-
Trẻ chậm biết đi, biết nói hơn bình thường: Bé chậm biết bò, đi, đứng hơn so với mốc phát triển bình thường, ngôn ngữ phát triển muộn, ít phản ứng với âm thanh và lời nói.
4. Giải pháp giúp bé phát triển tốt hơn
Để giúp bé phát triển toàn diện, ba mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ và theo dõi sức khỏe định kỳ. Dưới đây là một số giải pháp quan trọng:
-
Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu protein, canxi, kẽm, vitamin D từ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và các loại hạt để hỗ trợ sự phát triển chiều cao và thể chất của bé.
-
Tăng cường vận động: Khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất như chạy nhảy, bơi lội, đạp xe hoặc các bài tập kéo giãn để kích thích phát triển xương và tăng trưởng chiều cao.
-
Tối ưu giấc ngủ: Đảm bảo bé ngủ đủ giờ theo độ tuổi và có giấc ngủ sâu, vì hormone tăng trưởng tiết ra mạnh nhất khi trẻ ngủ ngon, giúp phát triển chiều cao hiệu quả.
-
Bổ sung vi chất nếu cần: Nếu bé có dấu hiệu thiếu vi chất, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung kẽm, sắt, vitamin D hoặc các vi chất khác theo nhu cầu.
-
Theo dõi và thăm khám định kỳ: Kiểm tra sức khỏe, cân nặng, chiều cao theo từng giai đoạn giúp phát hiện sớm các vấn đề về tăng trưởng, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ba mẹ nên đưa bé đi khám nếu bé không tăng chiều cao, cân nặng trong nhiều tháng dù được chăm sóc tốt. Nếu bé có chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhưng vẫn thấp còi hoặc xuất hiện dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng, cần thăm khám sớm để tìm nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời.
Nếu bé được ăn uống đầy đủ nhưng vẫn thấp còi hoặc có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cần thăm khám sớm để can thiệp kịp thời
Tình trạng bé thấp còi là nỗi lo của nhiều bố mẹ, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Hãy luôn theo dõi chặt chẽ và đện bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo con yêu phát triển tốt nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
-
Fanpage của Dr Thắng
1. Ths. BS Vũ Công Thắng :
https://www.facebook.com/dr.thang.vn?locale=vi_VN
2. Bác sĩ Thắng:
https://www.facebook.com/bsthang.vucong?locale=vi_VN
3. Bác sĩ Vũ Công Thắng:
https://www.facebook.com/profile.php?id=61555877620663&locale=vi_VN
-
Zalo: 033 809 8222 (không gọi điện vì bác sĩ bận khám sẽ không nghe được)
-
Địa chỉ phòng khám: phòng khám Đa khoa đại học Phenikaa, địa chỉ tại 167 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội.
-
Thời gian làm việc: sáng 7h30-11h và chiều 14h-16h30 tất cả các ngày trong tuần. Do lịch làm việc của Bác sĩ Thắng không cố định nên nhà mình vui lòng liên hệ trước 1 ngày để có được lịch cụ thể.
Liên hệ đặt lịch khám: 024 2222 6699