1. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ sơ sinh
Bệnh sởi do virus sởi gây ra, có thể lây truyền qua đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với dịch hàu, nước bọt từ người nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh thường có nguy cơ cao bị nhiễm nếu chưa được tiêm phòng hoặc không nhận được kháng thể từ sữa mẹ.
1.1. Giai đoạn ủ bệnh (2-4 ngày)
-
Sốt cao, thường từ 38,5-40°C
-
Ho khan, sổ mũi, hắt hơi
-
Mắt đỏ, chảy nước mắt, kéo dài nhiều ngày
-
Chán ăn, quấy khóc, mệt mỏi
-
Xuất hiện các nốt trắng nhỏ bên trong miệng (dấu Koplik)
1.2. Giai đoạn phát ban (3-5 ngày)
-
Xuất hiện phát ban đỏ từ sau tai, lan dần xuống mặt, ngực, làn tứa khắp cơ thể
-
Ban sẫm màu dần theo thời gian
-
Sốt cao liên tục
-
Trẻ mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc
1.3. Giai đoạn hồi phục (3-7 ngày sau)
-
Ban nhạt dần và bong vảy
-
Trẻ có thể vẫn mệt, biếng ăn
-
Hệ miễn dịch yếu trong vài tuần, dễ nhiễm trùng khác
2. Bệnh sởi ở trẻ có nguy hiểm không
Bệnh sởi tuy là một bệnh do virus gây ra và có thể tự khỏi, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ có hệ miễn dịch yếu. Một số biến chứng phổ biến của bệnh sởi bao gồm:
Sởi sẽ làm xuất hiện các nốt ban đỏ lan rộng gây ngứa ngáy, khó chịu.
-
Viêm phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sởi, có thể gây suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
-
Viêm tai giữa: Nhiễm trùng tai giữa có thể xảy ra trong quá trình mắc sởi, gây đau tai, chảy mủ và ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.
-
Tiêu chảy, mất nước: Trẻ bị sởi có thể bị tiêu chảy kéo dài, dẫn đến mất nước nghiêm trọng nếu không được bù nước đầy đủ.
-
Viêm não: Mặc dù hiếm gặp nhưng viêm não do sởi có thể gây co giật, tổn thương não vĩnh viễn và thậm chí tử vong.
-
Suy dinh dưỡng: Trẻ bị sởi thường ăn uống kém, kèm theo tiêu chảy và sốt kéo dài, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
-
Suy giảm miễn dịch: Sau khi khỏi bệnh, trẻ có thể bị suy giảm miễn dịch trong thời gian dài, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Mức độ nguy hiểm của bệnh sởi phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và chế độ chăm sóc của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng hoặc có bệnh nền thường có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn. Vì vậy, việc nhận biết sớm và có biện pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng.
3. Cách phòng ngừa mắc bệnh sởi cho trẻ sơ sinh
Việc phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé. Dưới đây là những biện pháp hiệu quả:
3.1. Tiêm phòng sởi đúng lịch
-
Vắc-xin sởi là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Trẻ cần được tiêm phòng sởi theo lịch trình:
Mũi 1: Khi trẻ được 9 tháng tuổi.
Mũi 2: Khi trẻ được 18 tháng tuổi (hoặc theo chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia).
Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể được tiêm vắc-xin sởi trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.
3.2. Tăng cường hệ miễn dịch
-
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường kháng thể tự nhiên.
-
Bổ sung vitamin A theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ biến chứng nếu trẻ mắc sởi.
Bổ sung vi chất theo hướng dẫn của bác sĩ
3.3. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống
-
Rửa tay thường xuyên cho trẻ và người chăm sóc để hạn chế lây nhiễm.
-
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh.
3.4. Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây
-
Tránh đưa trẻ đến nơi đông người khi có dịch sởi.
-
Người lớn và trẻ lớn trong gia đình cần tiêm phòng đầy đủ để tránh lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.
Bệnh sởi ở trẻ em có thể nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh, hiểu về mức độ nguy hiểm và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tiêm phòng đầy đủ và chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
-
Fanpage của Dr Thắng
1. Ths. BS Vũ Công Thắng :
https://www.facebook.com/dr.thang.vn?locale=vi_VN
2. Bác sĩ Thắng:
https://www.facebook.com/bsthang.vucong?locale=vi_VN
3. Bác sĩ Vũ Công Thắng:
https://www.facebook.com/profile.php?id=61555877620663&locale=vi_VN
-
Zalo: 033 809 8222 (không gọi điện vì bác sĩ bận khám sẽ không nghe được)
-
Địa chỉ phòng khám: phòng khám Đa khoa đại học Phenikaa, địa chỉ tại 167 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội.
-
Thời gian làm việc: sáng 7h30-11h và chiều 14h-16h30 tất cả các ngày trong tuần. Do lịch làm việc của Bác sĩ Thắng không cố định nên nhà mình vui lòng liên hệ trước 1 ngày để có được lịch cụ thể.
-
Liên hệ đặt lịch khám: 024 2222 6699